Thậm chí, ngay cả khi không bị thương tổn, các tế bào đã già vẫn sẽ tự chết để nhường chỗ cho "thế hệ sau", cơ chế này được gọi là chết theo lập trình.
Bản chất của chết theo lập trình là nhằm duy trì sự ổn định về cấu trúc cũng như chức năng của cơ thể, đảm bảo không có điều gì bất thường xảy ra, cũng như giữ cho các chức năng sống luôn được vận hành một cách hiệu quả nhất.
Vấn đề sẽ thực sự xảy ra khi các tế bào đã già lại không chịu chết đi, mà tiếp tục phân chia vô tội vạ, xâm lấn trực tiếp vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến những vùng xa hơn (di căn) và đó chính là "ung thư".
Các giai đoạn phát triển của ung thư
Hầu hết các loại ung thư có bốn giai đoạn: Giai đoạn I (1) đến IV (4). Một số bệnh ung thư cũng có giai đoạn 0:
Giai đoạn 0:Giai đoạn sớm mà bệnh ung thư vẫn còn rất nhỏ và chưa lan sang các mô lân cận. Giai đoạn ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao, bằng cách loại bỏ toàn bộ khối u bằng phẫu thuật.
Giai đoạn I: Giai đoạn này thường là một khối u nhỏ hoặc khối u chưa phát triển sâu vào các mô lân cận. Nó cũng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Đây là ung thư giai đoạn đầu.
Giai đoạn II và III: Nhìn chung, 2 giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn hơn đã phát triển sâu hơn vào mô gần đó. Chúng cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Giai đoạn IV: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã lan sang các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Nó được gọi là ung thư giai đoạn tiến triển hoặc di căn.
Khi được chẩn đoán ung thư, người bệnh thường nghe đến thuật ngữ "ung thư nguyên phát" hoặc "ung thư thứ phát". Vậy hai loại ung thư này khác nhau như thế nào?
Ung thư nguyên phát
Ung thư nguyên phát là loại ung thư do tế bào ung thư xuất phát trực tiếp từ cơ quan hoặc bộ phận đề cập đến. Một người có thể mắc nhiều loại ung thư nguyên phát cùng lúc hoặc cách nhau một thời gian.
Ung thư thứ phát
Ung thư thứ phát là bệnh ung thư bắt đầu từ một vị trí trên cơ thể sau đó lây lan (di căn) sang vùng khác.
Ví dụ, ung thư bắt đầu ở phổi gọi là ung thư phổi nguyên phát. Nếu tế bào ung thư phổi di căn đến não, gọi là ung thư phổi nguyên phát di căn đến não hoặc ung thư não thứ phát.
Trong trường hợp này, tế bào ung thư trong não sẽ là tế bào ung thư phổi, không phải tế bào ung thư não.
" alt=""/>Phân biệt ung thư nguyên phát và ung thư thứ phátBác sĩ chuyên khoa 2 Hà Sơn Bình thăm hỏi sức khỏe của anh H. (Ảnh: Hoài Sơn).
Theo bác sĩ Bình, khi phát hiện ra trường hợp này, nhiều người dân nghĩ nạn nhân đã tử vong nên đắp chiếu, tìm thân nhân.
Đến khi có người phát hiện nạn nhân cử động ngón út, một số người đã dùng các biện pháp sơ cứu ban đầu, ủ ấm và đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bác sĩ Bình cho hay, trước đó, hồi tháng 3, bệnh viện cũng tiếp nhận một thanh niên ở Quảng Nam trôi dạt ở biển Trường Sa suốt 28 giờ. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng bị bỏng vì cháy nắng nhưng bệnh nhân có kỹ năng sinh tồn cao khi không uống nước biển và tận dụng nước mưa để sống sót.
Như Dân tríđã thông tin, anh H. rời nhà đi câu cá tại bờ kè đá dưới chân cầu Thuận Phước (quận Hải Châu) từ 19h ngày 13/10.
Đến khoảng 21h cùng ngày, chị D. (bạn gái anh H.) gọi điện cho bạn trai nhưng mất liên lạc, ra bờ kè đá tìm nhưng không thấy.
Đến 4h hôm sau (14/10) vẫn không thấy bạn trai về, chị D. đi tìm chỉ thấy xe máy anh H. bỏ lại trên bờ nên báo công an.
Lực lượng chức năng, bạn bè trong hội câu cá và Đội thiện nguyện cứu hộ cứu nạn SOS Đà Nẵng đã đi bộ dọc bờ kè đá, dùng xuồng chạy ra khu vực biển cửa sông Hàn tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Đến 5h ngày 15/10, người dân đi tập thể dục dưới bờ biển Nguyễn Tất Thành giao với đường Tôn Thất Đạm (quận Thanh Khê) phát hiện anh H. trôi dạt vào bờ biển và đưa đi cấp cứu sau đó.
" alt=""/>Sức khỏe cần thủ sống sót sau 32 giờ trôi dạt trên biển hiện ra sao?Mặc dù uống cà phê là thói quen buổi sáng của nhiều người, chúng ta cần thận trọng khi dùng một số loại thuốc nhất định (Ảnh: Getty).
- Thuốc cảm lạnh hoặc dị ứng:Hai loại thuốc này thường chứa các chất kích thích thần kinh trung ương như pseudoephedrine, trong khi cà phê cũng là một loại chất kích thích.
Do đó, uống cà phê cùng với thuốc cảm lạnh hay dị ứng có thể làm tăng các triệu chứng như bồn chồn và mất ngủ.
- Thuốc điều trị đái tháo đường:Nếu pha cà phê cùng với đường hoặc sữa, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng đột biến và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trị đái tháo đường.
Ngoài ra, caffeine có trong thức uống này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
- Thuốc suy giáp:Được sử dụng để điều trị các tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Chúng có thể trở nên kém hiệu quả hơn đáng kể khi dùng cùng cà phê.
Điều này là do loại thức uống này làm giảm khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
-Thuốc trị hen suyễn:Thường được dùng để điều trị các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giúp thư giãn cơ phổi và mở rộng đường thở.
Trong khi đó, caffeine có tác dụng giãn phế quản nhẹ, từ đó, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.
Khi thuốc trị hen suyễn phản ứng với cà phê có thể gây ra các tình trạng như: đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và cáu kỉnh, đặc biệt là ở trẻ em.
-Thuốc điều trị bệnh Alzheimer:Bệnh Alzheimer là một rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi.
Tuy nhiên, các loại thuốc như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng mạnh bởi caffeine. Thuốc điều trị bệnh Alzheimer bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, và việc uống nhiều cà phê đã được chứng minh là làm suy yếu tác dụng bảo vệ này.
-Thuốc loãng xương:Được sử dụng để điều trị các tình trạng xương yếu và dễ gãy. Hiệu quả của loại thuốc này sẽ bị giảm đi nếu bạn uống cùng với cà phê.
- Thuốc huyết áp:Bệnh huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", số lượng ca bệnh cao huyết áp tại Việt Nam vẫn đang tăng và có dấu hiệu giảm dần về độ tuổi của người mắc bệnh.
Các loại thuốc huyết áp như: verapamil hoặc propranolol, giúp cho tim của bạn không phải làm việc quá sức để bơm máu đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, uống kèm với đồ uống chứa caffeine sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ của thuốc.
Cách sử dụng thuốc đúng
Đối với các loại thuốc uống, trừ khi có hướng dẫn khác, bạn nên uống nguyên viên thuốc (viên nén, viên nang) với một cốc nước lọc. Không nên nghiền nát, bẻ vụn hoặc nhai khi uống.
Còn đối với các loại thuốc dạng lỏng, hãy sử dụng thìa định lượng hoặc ống tiêm, một dụng cụ đong chuyên dụng (có thể đi kèm sản phẩm thuốc) thay vì dùng thìa thông thường trong nhà bếp, gia đình… để lấy thuốc.
Điều này giúp đảm bảo liều lượng chính xác. Lưu ý rằng bạn cần lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng.
Tuân thủ dùng thuốc về liều lượng, cách uống, thời điểm uống, cách bảo quản (nếu có đối với một số thuốc), liệu trình (số ngày) sử dụng thuốc. Không được tự ý bỏ thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm (đối với các bệnh cấp tính), hoặc ngừng thuốc (đối với các bệnh mạn tính).
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất thường cần thông báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
" alt=""/>8 loại thuốc không được uống cùng cà phê